Tên nước ngoài: Rolnado Armchair Sofa
Chất liệu: Gỗ Tần Bì, nệm bọc da simili cao cấp
Kích thước(cm): 65(Rộng) x 65(Sâu) x 75(Cao)
Màu sắc: Walnut, vàng tự nhiên
Sofa Rolnado là mẫu ghế armchair mang phong cách hoài tưởng quá khứ Retro:
Phong cách Retro trong thiết kế nội thất là gì?
Retro là thuật ngữ rút gọn của “Retrospective” tức là hồi tưởng quá khứ. Phong cách Retro có nguồn gốc từ Bắc Âu và thịnh hành vào những năm từ 1950 đến 1970, nội thất Retro mang tính hoài cổ nhưng không kém phần hiện đại. Thuật ngữ “Retro” đề cập đến xu hướng hay phong cách từ quá khứ, đồ nội thất có tính hoài cổ về những năm 50, 60, 70.
Vào thời điểm những năm 60, đồ nội thất được phát triển theo xu hướng hiện đại, thiên về đường cong sâu rộng, các gam màu đỏ, cam, be được sử dụng phổ biến.
Vào những năm 70 hình thức chủ yếu là sự kết hợp của đường cong, hình tròn từ những năm 60 kết hợp với nhiều đường thẳng, dạng hình chữ nhật. Màu sắc được sử dụng nổi bật hơn với những gam vàng, cam, xanh.
Đến thời điểm hiện tại, nội thất Retro là sự kết hợp của thiết kế cổ điển cộng thêm yếu tố hiện đại. Retro mang hơi thở hoài cổ nhưng không quá rườm rà, cầu kỳ mà thay vào đó là sự dịu dàng cộng thêm chân thật và hiện đại.
Đặc trưng của phong cách nội thất Retro
Về nội thất
Những món đồ nội thất phong cách Retro là sự kết hợp khéo léo giữa nét đẹp hiện đại với cổ điển. Những chi tiết cầu kỳ, rườm rà được giản lược, cắt gọn đi rất nhiều, thay vào đó là sự gọn gàng, đơn giản nhưng vẫn rất sang trọng.
Về màu sắc
Những gam màu sử dụng trong phong cách nội thất Retro thường là những gam màu đậm, rực sáng như xanh lam đậm, đỏ đô,… thể hiện sự cá tính và mạnh mẽ. Trong thiết kế nội thất Retro, màu sắc đóng vai trò rất quan trọng, sự kết hợp màu sắc hài hòa giữa các gam đậm và gam màu dịu nhẹ tạo nên không gian vừa cá tính và vừa thanh tao, lịch sự, chính vì vậy những gam màu Pastel, màu nhẹ nhàng, ấm áp cũng được ưu tiên sử dụng.
Phong cách Retro của những năm 50 chia thành 2 cách phối màu: Thứ nhất là sự phối hợp giữa những gam màu đậm nổi bật với những màu sáng. Thứ hai là sự kết hợp những gam màu nhạt như mushroom, be, xanh lục bảo, xanh olive, màu mận, navy, đen.
Phong cách Retro của những năm 60 sử dụng gam màu tươi sáng, rực rỡ và kết hợp một cách táo bạo, đầy ngẫu hứng. Những gam màu trắng, hồng, cam, đỏ, tím, bạc hoàn toàn có thể xuất hiện cạnh nhau một cách tự nhiên tạo không gian rực rỡ, ấn tượng.
Phong cách Retro những năm 70 với sự ảnh hưởng từ phong cách hippie sử dụng màu sắc trung tính nhiều hơn. Những gam màu như: be, màu cát, màu nâu, xanh lá cây, xanh hải quân, cam cháy, rượu vang, mận, màu tím đậm được sử dụng phổ biến. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng bởi trào lưu nhạc Disco, màu trắng bạc và sắc vàng cũng là những màu sắc không thể thiếu của phong cách Retro thập niên 70.
Vật dụng trang trí
Vật dụng trang trí chủ đạo trong phong cách Retro là tranh ảnh, những bức tranh sử dụng thường mang chủ đề đương đại, sự trừu tượng rõ nét. Mỗi bức tranh có thể về một nhóm ca sĩ, một ca sĩ thịnh hành trong những năm 50, 60, cũng có thể là một chủ đề trừu tượng hoặc một bức tranh với nét độc đáo, ấn tượng riêng.
Tường
Việc tạo ra một không gian đậm chất Retro hoàn toàn không dựa theo một công thức cứng nhắc nào mà thay vào đó là cách bố cục, sắp xếp hài hòa theo định hướng Retro. Đa phần các bức tường trong căn phòng Retro sẽ sử dụng những gam màu Pastel kết hợp với trắng ngà, đây là bước đầu tiên tạo nên sự hoài cổ cho không gian nôi thất Retro.
Bên cạnh đó, giấy dán tường với họa tiết lớn cũng được sử dụng rộng rãi và được coi là đặc trưng của phong cách Retro. Chịu ảnh hưởng từ nhạc Pop, tình yêu tự do, những họa tiết dạng hoa lá với tính chất lặp tạo ảo giác cũng thường được sử dụng.
Ánh sáng
Trong thiết kế nội thất phong cách Retro, ánh sáng là một phần không thể thiếu, với sự kết hợp ánh sáng hài hòa từ trần đến tường, sàn sẽ giúp cái chất của không gian tăng lên. Những năm 70 phổ biến với những chiếc đèn cây để sàn với chụp đèn lớn. Những năm 60 sử dụng đèn treo ốp alu.
Về kiến trúc sẽ thiên về sử dụng cửa sổ cánh và cửa sổ vòm rộng, tuy nhiên ánh sáng tự nhiên vẫn được tận dụng triệt để.
Phân biệt phong cách nội thất Retro và nội thất Vintage
Phong cách Retro và Vintage cùng hồi tưởng về quá khứ, tuy nhiên hai phong cách này không hoàn toàn giống nhau. Nội thất Vintage có tính hoài niệm, mang dấu ấn của thời gian, đồ dùng thường là nội thất đã qua sử dụng. Nội thất Retro là sự kết hợp giữa nét cổ điển với nhịp sống hiện đại, không dùng đồ cũ, đồ đã qua sử dụng như Vintage. Đồ dùng trong thiết kế nội thất theo phong cách Retro là đồ mới, được thiết kế một cách khéo léo và tinh tế toát lên cái hồn của sự cổ xưa.
Trong phong cách nội thất Vintage sử dụng những chi tiết trang trí như giấy dán tường, thảm trải sàn, sàn gỗ, gam màu Pastel tươi sáng, nhẹ nhàng còn phong cách Retro sử dụng chi tiết trang trí là tranh ảnh. Màu sắc có sự kết hợp nóng lạnh xen kẽ, sử dụng những gam màu đậm tạo sự mạnh mẽ.
Thiết kế nội thất phòng khách đậm chất Retro như thế nào?
Một chút mộc mạc, một chút thanh lịch và thêm chút hơi hướng cổ điển vậy là bạn đã có không gian phòng khách Retro mê hoặc lòng người.
Nếu bạn là người yêu thích vẻ đẹp cổ xưa, mang hơi hướng những năm 50, 60, 70 thì nội thất Retro là một gợi ý bạn nên tham khảo. Để có một căn phòng khách ấn tượng theo phong cách này, bạn có thể tham khảo những bước sau.
Bước 1: Tạo cá tính cho phòng khách
Không gian sẽ trở nên đặc biệt hơn nhờ những điểm nhấn họa tiết, bạn có thể sử dụng những màu sắc rực rỡ như vàng, đỏ đun, xanh,.. cho những món đồ như đệm sofa, gối tựa,… giúp không gian sinh động. Mảng tường bạn có thể sử dụng những gam màu nhẹ nhàng hơn.Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn giấy dán tường với những hoa văn nhiều màu, và hãy khéo léo lặp lại những màu sắc này trên các đồ vật trong phòng để tạo không gian cá tính nhưng cũng rất hài hòa, đồng nhất.
Bước 2: Tạo ánh sáng phòng khách ấm áp
Nét đẹp của phòng khách theo phong cách Retro sẽ được thể hiện rõ ràng khi có sự hiện diện của hệ thống đèn kết hợp với các gam màu ấm áp tăng thêm nét hoài cổ cho không gian.
Bước 3: Sử dụng đồ nội thất cổ điển – hiện đại
Nội thất bàn, ghế, kệ, tủ,… trong phong cách Retro được thiết kế thanh thoát, nhẹ nhàng, là sự kết tinh giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại tạo nên không gian gọn gàng, mềm mại hơn nhưng vẫn không kém phần sang trọng.Những chất liệu ren, cotton, voan cũng được sử dụng nhiều trong đồ nội thất Retro, và nội thất gỗ là những món đồ không thể thiếu trong phong cách này.
Không gian phòng bếp Retro hồi tưởng về quá khứ
Một đặc trưng không thể thiếu trong không gian nội thất Retro đó là sự kết hợp giữa bàn ăn và không gian bếp. Trong phòng bếp sử dụng những đồ kim loại trang hoàng, những vật dụng như muỗng nĩa có cơ hội thể hiện không gian đậm chất Retro. Phòng bếp Retro những năm 50 có sự kết hợp màu sắc tương phản giữa sàn nhà, gạch ốp trang trí bếp với các vật dụng trang trí kim loại, tạo cảm giác vui vẻ. Việc kết hợp những màu sắc Pastel nhẹ nhàng với những đồ trang trí kim loại tạo nên phòng bếp xu hướng Retro không hề lỗi thời trong không gian nhà bạn.
Nguồn: Phong cách nội thất Retro
Ghế sofa rolnado được nhà máy nội thất UNC sản xuất từ gỗ tự nhiên, tay uốn cong, đệm da nỉ bọc theo mầu yêu cầu, ghế ngả về đằng sau tạo cho người dùng tư thế ngồi thư giã. Thiết kế ghế mang tính chất hồi tưởng, nó rất hợp với phong cách của nhiều không gian ở Việt Nam, mang dang dấp của mẫu ghế sofa truyền thống Việt Nam từ xa xưa nhưng lại có phần hiện đại.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.